Trong giới chơi trà và ấm ở Việt Nam thì phần lớn mọi người đều công nhận công năng của ấm tử sa – loại ấm làm từ đất sét tím (tử sa) và có khả năng làm tăng hương vị của trà nếu dùng lâu.
Vậy với ấm và chén Thiên Mục (tenmoku) đặc biệt là dòng men gốm sứ Bát Tràng thì sao?
Thực tế thì hiện nay ấm và chén hay trà cụ men Thiên Mục Việt còn khá mới mẻ và nhiều người vẫn còn hoài nghi về khả năng làm tăng (hay thay đổi) hương vị trà của loại men này.
Trên bàn trà thì chủ đề tranh luận nhiều hơn một chút, đó là: liệu một chiếc chén uống trà như Thiên Mục có thể có làm hương vị trà thay đổi hay không? Hay tất cả chỉ bắt nguồn từ trí tưởng tượng phong phú của những người sở hữu loại ấm, chén hay trà cụ này?
Trong bài nghiên cứu thì các nhà nghiên cứu có nêu một đặc tính của Pha Epsilon là có khả năng kháng từ (coercivity) cao, lên đến 20,000 Oersteds. Kháng từ giống như tên gọi của nó là khả năng của vật liệu chống lại tác động của từ trường.
Lấy ví dụ thế này, khi còn nhỏ thì chúng ta hay dùng cục nam châm để hút các vật bằng kim loại. Một số đồ vật kim loại nếu để nam châm chừng vài ngày thì nó cũng thành nam châm luôn, có nghĩa là khả năng kháng từ của các đồ kim loại này thấp.
Còn loại kim loại cho dù được đặt sát nam châm mà bị ảnh hưởng rất chậm (tính theo nhiều năm) thì được cho là có tính kháng từ cao.
Chính vì khả năng kháng từ cao nên các hợp chất kim loại có khả năng kháng từ cao thường được sử dụng để làm nam châm vĩnh cửu (ứng dụng của bao gồm nam châm cửa tủ lạnh hay phần từ của thẻ ATM).
Và còn nhiều điều thú vị khác nữa xoay quanh chén trà Thiên Mục Việt. Để có cái cảm nhận rõ hơn, bạn có thể đầu tư cho mình một bộ ấm chén Thiên Mục Việt hay đơn giản bạn chỉ cần tới Trạm thì có thể thử cả ngày bằng dòng trà cụ này thông qua các loại trà quý và cả dòng trà thường nhất.
Quân Nguyễn
Leave a reply